Home TGP Hà Nội Giáo Hạt Mỹ Đức - Hoà Bình Giờ lễ Nhà Thờ Sơn Miêng (Sơn Lãng) (H. Ứng Hòa)

Giờ lễ Nhà Thờ Sơn Miêng (Sơn Lãng) (H. Ứng Hòa)

0
Giờ lễ Nhà Thờ Sơn Miêng (Sơn Lãng) (H. Ứng Hòa)

Giờ lễ giáo xứ:

  • Ngày Chúa Nhật: 06:00, 18:00 | Thứ bảy: 05:00
  • Ngày Thường: Chờ cập nhật...

Lịch giải tội:

  • Chờ cập nhật...

Thông Tin Giáo Xứ

  • Giáo Phận: TGP Hà Nội
  • Giáo Hạt: Giáo Hạt Mỹ Đức - Hoà Bình
  • Ngày Thành Lập: 1764
  • Bổn mạng: Thánh Giu-se Thợ (01/5)
  • Số ĐT: Chờ cập nhật...
  • Email: bttgxsonmieng@gmail.com
  • MXH:
  • Địa chỉ: Miêng Thượng, Hoa Sơn, Huyện Ứng Hòa, Hà Nội
Thông tin về giáo xứ và giờ lễ nếu chưa chính xác hoặc có thay đổi rất mong Quý cộng đoàn thông báo với chúng tôi. Xin chân thành cảm ơn!
 

Thông tin giáo xứ

GIÁO HỌ TRỰC THUỘC:

Giáo họ Tử Dương
Giáo họ Vân Đồng
Giáo họ Xóm Cát

Lịch sử Giáo xứ: (Theo kể lại) Đón nhận Tin Mừng năm 1764. lúc đó ấp, làng Sơn Miêng có cả Miêng Hạ bây giờ tức 2 thôn làm một. Và phía dưới Sơn Miêng có Trần Đăng, cả hai thôn đều theo đạo Phật thờ tà thần. Đến năm 1764 có vị truyền giáo đến Sơn Miêng.
Lúc trước đó, năm 1750, và trước nữa làng Sơn Miêng có tên gọi là làng Sơn Minh, theo tiếng Hán gọi là Núi Sáng. Truyện kể lại đời vua lúc bấy giờ có nói là tên đó ngạo mạn và đổi sang tiếng húy là làng Sơn Miêng. Vào năm 1764 đời vua Cảnh Thịnh số dân ở Miêng đã đón Tin Mừng theo đạo Ki-tô là 2 phần còn lại 1 phần là đạo Phật. Lúc đó gây mâu thuẫn bè phái và chuyển lẻ thành Miêng Thượng gần núi hơn và Miêng Hạ sau làng thượng và phá đình chùa chia 2 mang về dưới Miêng Hạ thờ thần (đạo Phật) dựng chùa làm đình, còn Miêng Thượng mang gỗ về làm nhà thờ để thờ Chúa Ki-tô (Đạo giáo)

Xem lại nóc đình Miêng Hạ có ghi năm Kỷ Hợi 1773 đời vua Cảnh Hưng. Đến năm 1777 tức Đinh Dậu, 4 năm hoàn thành.
Nóc đền Miêng Hạ 1787
Bia đục ở gác chuông cũ 1751
Quả chuông Miêng Hạ thửa 1796
Vậy là Sơn Miêng đón Tin Mừng đời Cảnh Thịnh 1764.
Ngày thành lập giáo xứ: Đổi và lấy tên là Sơn Lãng
Nhà thờ sau 3 lần làm lại từ nhà lá – nhà ngói Ri – đục kẻ, cột gỗ, sơn son mầu đỏ.
Chuyện kể lại nhờ ơn riêng của thánh Cần và bảo trợ xứ là thánh Giu-se vào những năm đó kinh tế thôn khá giả, các cụ có xây nhà phòng sau 5 năm đến 1890 khánh thành và 10 năm sau tức 1908 khánh thành ngôi thánh đường rộng 14,5m dài 45m.
Đặt móng lúc đó là ông già Mẫn và thi công là Cha Chu. Kiến trúc sư là ông Đốc Thân.
Sự kiện lớn là 1934 nhà thờ được thánh hiến như cung vương. Lúc đó có Đức Cha Thịnh và rất đông các cha. Về sau có đặt bia đá tại cuối nhà thờ. Bia đá có ghi rõ Đức Cha Thịnh (cho lập bia).
Trong xứ có thầy giảng păn Cần chết tử vì đạo. Ngài sinh năm 1803, con ông Hới. Nhà có 5 anh chị em. Thánh Cần là con thứ 2, còn lại là chị em gái. Hài cốt đặt tại giáo xứ, trong nhà thờ. Tượng đài và mộ xây trong khuôn viên nhà xứ. Ngài bị bắt 3-5-1836 và chết tử đạo tại Cầu Giấy, Hà Nội 1837.
Mấy dòng thơ của bậc tiền bối:
Đường bệ hiên ngang Nguyễn Khắc Cần
Thanh niên kiểu mẫu thánh thôn dân
So gan với giặc non già biết
Quắc mắt nhìn đời phải trái phân
Nghĩa với bà con không lánh mặt
Gương cho bạn hữu phái dừng chân
Ngàn thu chí dũng còn khen ngợi
Cõi thọ đời đời hưởng đặc ân
Và bài hát hoan hô Thánh Phan Cần.

Chúng ta đang trong MÙA VỌNG

Chúng ta đang trong mùa GIÁNG SINH

Chúng ta đang trong MÙA CHAY

Chúng ta đang trong TAM NHẬT VƯỢT QUA

Chúng ta đang trong MÙA PHỤC SINH

Chúng ta đang trong MÙA QUANH NĂM

Chúng ta đang trong MÙA QUANH NĂM